Trustflash 26.4 (Nov 16 – 22): RCEP – đối trọng của CPTPP?

15 quốc gia trong đó có Trung Quốc đã ký kết Hiệp định Đối Tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sau hàng năm trời đàm phán. Đây sẽ là một thử thách lớn cho Tổng thống đắc cử sắp tới của Hoa Kỳ để đưa ra đối sách thương mại mới. Hiệp định này cho thấy các đối tác ở châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản đang đi trước trong việc thiết lập các liên minh kinh tế mới.

RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên của ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và 5 đối tác của khối này là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Khi được thực thi, RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Tuy vậy, dường như RCEP có ít cam kết về miễn giảm thuế hơn cũng như không có các quy tắc gai góc về lao động cũng như môi trường. Các nội dung về giải quyết tranh chấp, cạnh tranh, dịch vụ và đầu tư cũng khá nhẹ. Ngoài ra có 1 điểm đáng lưu ý là nếu các quốc gia trong RCEP đã có thỏa thuận thương mại sâu hơn thì các quy tắc này sẽ được ưu tiên áp dụng. Điểm ưu việt nhất của RCEP dường như là quy tắc về một giấy chứng nhận xuất xứ cho phép đơn giản hóa việc giao thương và tất cả các bên tham gia hiệp định và thuận lợi hơn cho các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở châu Á.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *