Chào các bạn. Sau một thời gian mở quán phở, anh chàng Trusthim của chúng ta đã phất lên như diều gặp gió. Tự tin vào khả năng bán phở của mình, chàng nuôi mộng thành đại gia bằng việc nhân rộng mô hình kinh doanh. Để làm được điều này, Trusthim cần phải đi gọi vốn, và các nhà đầu tư cá mập yêu cầu anh phải trình bày một bài báo phân tích để ra quyết định đầu tư. Hãy cùng Trusthim tìm hiểu làm sao để có một bài phân tích đúng chuẩn nha!
Exploratory vs Explanatory analysis
Exploratory analysis hay research là việc tổng hợp, phân tích thông tin và các số liệu dẫn chứng để tìm ra những insights. Việc này tương tự như việc mở nắp 100 con trai chỉ để tìm ra một viên ngọc.
Sau khi tìm được viên ngọc, việc cần làm bây giờ là đem nó đi khoe để mọi người cùng biết – explanatory analysis (viết một báo cáo phân tích).
Không thể phủ nhận rằng việc tìm được 1 viên ngọc giữa 100 cái vỏ trai khiến analysts phấn khích và muốn chia sẻ quá trình đó, để khiến người khác thấy mình “giỏi”/“cực kì tâm huyết”. Tuy nhiên, bắt người nghe phải nghe hết quá trình đó chẳng khác nào bắt họ lại phải tự lần mò từ đầu quá trình đi mở 100 cái vỏ trai cả!
Thay vào đó, analysts nên tập trung vào “viên ngọc trai” – những thông tin mà người đọc cần nắm được.
Để có một bài báo cáo phân tích tốt thì cần để ý vào 4 yếu tố – 4S: insight, style (văn phong), structure (flow và cách trình bày) và substance (nội dung). Mỗi yếu tố đều đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên insight thường là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một bài báo cáo phân tích “xịn”.
Insight
Không phải cứ càng nhiều thông tin là càng tốt, mà thông tin đưa ra trong báo cáo phải thật sự có liên quan và trọng yếu đến việc ra quyết định.
“You will never find a mispriced security by having the same opinion as the market. If your expectations are in line with the market, you have—congratulations!—just found a fairly valued stock” – Pat Dorsey, CFA
Một insight thực sự khác biệt thường được tìm thấy bằng việc kết hợp giữa information advantage (lợi thế về thông tin) và analytical advantage (lợi thế phân tích).
Quá trình tìm kiếm insight thường bắt đầu bằng việc download một chồng tài liệu public liên quan đến công ty & ngành; sau đó là giai đoạn ngấu nghiến; cho đến khi tìm được những yếu tố tạo nên sự khác biệt cho công ty đó, đào sâu hơn để cuối cùng cho ra những insight chất lượng.
Structure
Cấu trúc của một bài báo cáo nên theo một storyline (mạch truyện) rõ ràng. Điều này sẽ giúp người đọc dễ ghi nhớ, dễ theo dõi và dễ đồng cảm hơn.
Báo cáo nên bắt đầu bằng kết luận – nên là MỘT câu chủ đề có thể toát lên được linh hồn của cả bài. Theo sau đó là các luận điểm bổ sung cùng với số liệu dẫn chứng rõ ràng.
Ngoài ra, về mặt trình bày, mỗi đoạn văn cũng nên chia tách ý rõ ràng bằng cách xuống dòng, gạch đầu dòng, in đậm… để người đọc thuận tiện theo dõi.
Sẽ chẳng có một báo cáo tốt nào khiến người đọc cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm ý chính cả.
Style
“If it was easy to read, it was hard to write.”
Về style “văn phong”, cách nhanh nhất để làm giảm credibility của một analyst là đưa ra một bản báo cáo đầy những từ sai chính tả, lỗi ngữ pháp và cách diễn đạt kém. Có những lời khuyên sau đây giúp analyst cải thiện được báo cáo của mình:
Simple and direct: trực tiếp vào thẳng vấn đề.
Tránh các jargon (biệt ngữ) khi mà có thể diễn đạt một cách thông thường
Thêm vào đó có thể viết ngắn gọn hơn bằng cách sử dụng giọng văn chủ động hay chuyển các cụm từ thành tính từ
Nói chung, quan trọng nhất là phải thật ngắn gọn xúc tích.
Ngoài ra, analyst cũng cần phải phân biệt được đối tượng người nghe mà báo cáo nhắm đến chọn “style” phù hợp. Một report viết trên báo sẽ khác với một report gửi cho khách hàng.
Substance
Những yếu tố trên dù rất quan trọng, nhưng một bài báo cáo phân tích không thể hoàn chỉnh nếu thiếu 1 trong 3 phần quan trọng nhất: dự phóng, định giá, và các rủi ro có thể ảnh hưởng đến giá mục tiêu.
Với kết quả định giá, cần giải thích được sự chênh lệch giữa (1) giá mục tiêu và giá hiện tại và chỉ ra được catalyst và (2) sự khác nhau đáng kể giữa giá mục tiêu của 2 phương pháp định giá – nếu có. Và với mỗi giả định của dự phóng cần giải thích được driver của nó
Thông thường mọi người chỉ quan tâm đến kết quả định giá & dự phóng mà xem nhẹ yếu tố rủi ro. Bằng việc nắm rõ các yếu tố này, người đọc có cơ sở để ra quyết định tốt hơn.
Source:
- Chris Wright (2010), “How to Write a Great Research Report”, CFA Institute Magazine Jan-Feb 2010 Volume 21 Issue 1
https://www.cfainstitute.org/en/research/cfa-magazine/2010/how-to-write-a-great-research-report?fbclid=IwAR0HCdGnInTuaJSe5PRf-148VBlO3yFWHfEuxNcyccAGVAI_Hvybc_7yj4g - Nussbaumer Knaflic, C. (2015). Storytelling with data