Do ảnh hưởng của COVID-19, GDP của Mỹ và Châu sụt giảm lịch sử 32.9% và 40.3%/năm trong Q2.2020. Các biện pháp cách ly xã hội để giảm thiểu lây lan và sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng đã tạo gánh nặng vô cùng lớn cho nền kinh tế châu Âu và Mỹ.
Tại Mỹ, các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và đặc biệt là người lao động nhận được đa số không được sử dụng ngay và được giữ lại để làm dự phòng cho dịch bệnh kéo dài. Tỷ lệ tiêt kiệm thu nhập đã tăng vọt từ ~ 10% trong Q1.2020 tăng lên ~25.4% trong Q2.2020. Kết quả là chi tiêu dùng trong đó đặc biệt là chi tiêu dùng cho dịch vụ giảm 43.5%/năm. Đặc biệt hơn, mặc dù nhiều người dự báo khi xảy ra giãn cách xã hội do COVID-19 thì nợ tiêu dùng và tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tiêu dùng sẽ tăng lên. Tuy nhiên trong thực tế thì dư nợ tiêu dùng đang giảm và ít người đang chậm trả nợ hơn. Người tiêu dùng đang sử dụng một cách khéo léo số tiền được hỗ trợ để xây dựng trạng thái tài chính vững vàng hơn. Tuy vậy sự phục hồi kinh tế Mỹ dự kiến là sẽ chậm do số ca nhiễm mới tăng trở lại. Lý do là chính phủ Mỹ nới lỏnggiãn cách xã hội có phần vội vã và chính sách phòng dịch thiếu nhất quán và khoa học.
Tại châu Âu, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát tốt hơn, các nước EU lần đầu tiên trong lịch sử đã đồng ý gói cứu trợ kinh tế 2,000 tỷ Euro. Điều này đang giúp phục hồi nhanh chóng niềm tin của người tiêu dùng châu Âu. Dự kiến sự phục hồi của kinh tế châu Âu có thể mạnh hơn những gì người ta đang thấy được từ những chỉ số tài chính.
