DEFER BUT NOT DEFEATED – CHẤP NHẬN “CHẬM LẠI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN LÊN BA BƯỚC”

Quá trình ôn thi CFA không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Sẽ có những giai đoạn bạn cảm thấy quá tải, mất động lực, hoài nghi về chính năng lực và kiến thức của bản thân. Trong những thời điểm đó, các anh chị tại Trustville luôn cố gắng đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy bạn tiếp tục hành trình, hạn chế tối đa việc defer.
Nhưng nếu phải đi đến quyết định khó khăn nhất—defer kỳ thi, thì chiến lược học sẽ phải thay đổi như thế nào?
Một điều quan trọng bạn cần nhớ: Defer không có nghĩa là từ bỏ, mà là một cơ hội để quay lại đường đua với chiến lược tốt hơn. Câu chuyện dưới đây là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Một học viên CFA Level 2 của Trustville, thay vì để defer làm chậm bước tiến, đã tận dụng khoảng thời gian này để xây dựng chiến lược ôn luyện hiệu quả và đạt Top 10% thế giới trong kỳ thi CFA Level 1 tháng 11/2024.
Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của bạn ấy nhé!
Q: Giới thiệu một chút về bạn nhé!
A: Chào mọi người, em tên là Phạm Duy Anh, sinh viên năm cuối đại học Ngoại Thương. Hiện em đang theo học lớp CFA2.11 tại Trustville. Trong kỳ thi CFA lv1 tháng 11/2024 vừa rồi, em đã may mắn pass với thành tích thuộc top 10% thí sinh có điểm số cao nhất.
Q: Điều gì thúc đẩy bạn theo đuổi chứng chỉ CFA?
A: Thực ra CFA đối với em tương đối mới lạ khi bước chân vào trường đại học do bản thân em cũng chưa thực sự định hướng đến việc theo đuổi tài chính ngay từ đầu. Chính nhờ những người bạn đại học đã giúp em biết được đến chứng chỉ CFA. Và sau khi tìm hiểu, em nhận ra rằng CFA không chỉ là một chứng chỉ, mà còn là một hành trình giúp em trau dồi kiến thức tài chính – đầu tư một cách bài bản, rèn luyện tư duy sắc bén và kỷ luật của bản thân.
Q: Trong quá trình học, bạn gặp phải những thách thức gì và làm thế nào để vượt qua chúng?
A: Thách thức lớn nhất mà em gặp phải trong quá trình ôn thi là việc CFA có rất nhiều mảng kiến thức, bao gồm các lý thuyết và công thức mà nếu chưa áp dụng vào thực tế bao giờ thì sẽ rất khó để nhớ hết toàn bộ. Đối với em, việc học để hiểu rất quan trọng, vì nếu không hiểu lý thuyết thì kiến thức cũng sẽ không nhớ được. Do vậy nên em đã dành khá nhiều thời gian cho việc học hiểu các môn trước khi bước vào giai đoạn ôn tập, giúp mình không phí thời gian ôn kiến thức nền tảng trong giai đoạn nước rút. Em cũng thấy việc làm và chữa mock quan trọng không kém vì nếu coi thi CFA là phá đảo một tựa game, việc học kiến thức cơ bản là hướng dẫn chơi thì việc ôn và làm mock cũng như là chơi thử vậy =)) Cần phải có sự tiếp xúc nhất định với các dạng bài để xem bản thân đang thiếu ở đâu, cũng như học được một số mẹo làm bài nữa.
Q: Khoảng thời gian cuối khi phải defer kỳ thi, bạn đã xây dựng lại động lực và kế hoạch học tập như thế nào để đạt được kết quả Top 10% thế giới?
A: Sau khi defer, mọi người thường bỏ qua CFA 1 thời gian để tập trung vào học tập cũng như công việc của bản thân mình, và khi tiếp xúc trở lại với CFA, thường mọi người sẽ quên mất những kiến thức đã ôn từ trước, nên là defer giống như việc ôn lại lv1 một lần nữa vậy, rất mất thời gian và mệt mỏi, điều đó cũng phần nào chứng minh bởi số liệu việc pass rate của những thí sinh defer rất thấp, chỉ khoảng 25-30%. Nhưng đối với em, defer là cơ hội để có thêm thời gian ôn lại những kiến thức còn thiếu, còn chưa chắc chắn trong lần ôn đầu tiên. Việc nhận thức ra được nếu bỏ quên cfa 1 thời gian sẽ rất dễ quên kiến thức khiến em bắt đầu ôn lại từ khá sớm, khoảng 4 tháng trước khi thi. Sau giai đoạn ôn lại hết kiến thức cơ bản của 10 môn là giai đoạn làm bài tập, mock và bổ sung những kiến thức còn thiếu. Có lẽ chính vì nhờ vào việc nhận thức được vấn đề gặp phải của một thí sinh defer nên e đã thôi thúc và tạo động lực cho bản thân từ sớm và may mắn đã mỉm cười với em.
Q: Có bài học hay kinh nghiệm xương máu nào từ trải nghiệm ôn tập và đi thi của bản thân muốn chia sẻ tới các lứa học viên tiếp theo của Trustville?
A: Một kinh nghiệm xương máu mà em rút ra được trong quá trình học và ôn thi là không nên để nước đến chân mới nhảy, nếu xác định sẽ nghiêm túc học và thi không defer thì nên bắt đầu ngay từ sớm, một trong những lý do chính khiến em defer cũng chính là việc không tập trung học hành lúc còn đang học các buổi học chính của Trustville, đến khi gần hết thời gian em mới nhận ra là bản thân không còn đủ kiến thức để đi thi nên em mới quyết định defer. Một kinh nghiệm nữa là việc làm mock của các bạn nên được triển khai vào tầm 1 tháng trước khi thi, do nếu em nhớ không nhầm thì có khoảng 7 mock để các bạn có thể luyện tập, do vậy khoảng thời gian 1 tháng trước khi thi vừa đủ để cho các bạn làm quen với các dạng bài đi thi, vừa ôn lại kiến thức cơ bản vừa bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu. Em nghĩ đó là 2 cái kinh nghiệm mà em rút ra được từ lần thi vừa rồi. Mong các lứa học viên tiếp theo của Trustville có thể có một kế hoạch học tập từ sớm, bình tĩnh tự tin trước khi thi và gặt hái được nhiều thành quả nhất cỏ thế ạ. =))
Hành trình chinh phục CFA không chỉ là câu chuyện của kiến thức, mà còn là thử thách của kỷ luật, tư duy và khả năng thích nghi. Không phải ai cũng có một lộ trình hoàn hảo ngay từ đầu, và đôi khi, quyết định defer có thể là điều không mong muốn. Nhưng điều quan trọng không phải là bạn đã tạm dừng bao lâu, mà là bạn quay lại như thế nào.
Câu chuyện của Duy Anh là minh chứng rõ ràng rằng defer không có nghĩa là bỏ cuộc—đó có thể là cơ hội để chuẩn bị tốt hơn, tiến xa hơn và đạt kết quả ấn tượng hơn. Nếu bạn đang ở trong tình huống tương tự, hãy nhớ rằng: một bước lùi đúng lúc có thể giúp bạn tiến xa hơn ba bước.
Trustville tin rằng với sự kiên trì và chiến lược đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công trong kỳ thi CFA sắp tới. Chúc các bạn vững tâm và bứt phá trên hành trình của mình! ????????

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *