Trustflash 39.1 (Mar 22 – 28): Tắc đường ở kênh đào Suez

Sáng nay 29/03/2021, con tàu Ever Given bị mắc cạn gần 1 tuần tại kênh đào Suez đã được giải cứu thành công. Cùng Trustville điểm lại một vài Fun Facts về sự kiện nói trên:

❓Kênh đào Suez ở đâu và tầm quan trọng của nó?

Kênh đào Suez cắt ngang Ai Cập; nối biển Địa Trung Hải và biển Đỏ. Nó là một trong những tuyến hàng hải nổi tiếng và quan trọng nhất trên thế giới. Năm 2020, có khoảng 19,000 chuyến tàu và 1.2 tỷ hàng hóa đi qua kênh đào nói trên, chiếm 13% khối lượng giao thương qua đường biển trên thế giới. Trong đó, dầu mỏ là một trong những mặt hàng quan trọng nhất.

❓Ai quản lý và hưởng lợi từ kênh đào Suez?

Hiện nay, chính phủ Ai Cập quản lý kênh đào Suez và thu phí các hãng tàu đi qua kênh đào Suez. Doanh thu phí có thể lên tới hàng tỷ USD/năm. Trước đó, kênh đào Suez bị Pháp nắm cổ phần chi phối cho tới năm 1956 khi Ai Cập tiến hành quốc hữu hóa kênh đào. Điều này dẫn tới cuộc chiến tranh giữa liên minh Anh, Pháp, Israel với Ai Cập bùng nổ, cho tới khi Liên Hiệp Quốc can thiệp.

❓Tại sao tàu Ever Given lại bị mắc cạn?

Nguyên nhân chính hiện tại vẫn đang được cho thuộc về lý do thời tiết: gió to từ cơn bão cát. Một cuộc điều tra xác định có hay khộng lỗi con người như chạy quá tải, quá tốc độ trong sự kiện nói trên cũng đang được tiến hành.

❓Giải cứu Ever Given như thế nào?

Sẽ phải hút 15 đến 20 nghìn m3 cát để giải cứu Ever Given. Tàu kéo cũng được huy động để kéo Ever Given ra khỏi vách kênh. Những nỗ lực trên đã bất thành vào ngày thứ 6 tuần trước, có một vài tiến triển tại cuối tuần vừa qua và cuối cùng thành công vào 4h30 sáng ngày 29.03.

❓Ảnh hưởng tới chuỗi giá trị toàn cầu như thế nào?

55,000 containers bị gián đoạn mỗi ngày. Số lượng tàu chờ qua kênh lên tới 276 tàu vào ngày thứ 7 tuần trước. Dầu mỏ là một trong những hàng hóa bị ảnh hưởng nhất. Một vài ước tính cho thấy: với 2 tuần không hoạt động, kênh đào Suez sẽ giảm công suất vận chuyển dầu mỏ trên thế giới xuống 4.4%. Giá dầu mỏ đã tăng hơn 6% trong tuần qua. Một số hãng tàu đã quay đầu và lựa chọn lộ trình tốn kém hơn là đi qua Mũi Hảo Vọng thay vì chờ đợi. Quãng đường này xa hơn gần 3500 dặm hải lý, và kéo dài hơn gần 2 tuần so với việc đi qua kênh đào Suez. Một số hãng bán lẻ, đồ tiêu dùng đã bắt đầu lựa chọn phương thức vận tải qua đường không để thay thế. Tất cả đều sẽ làm tăng chi phí hàng hóa và gia tăng áp lực lạm phát cho các quốc gia. 
      •  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *