Trustinsight 4: Cuộc hôn phối giữa máy tính, công nghệ và doanh nghiệp – Quả ngọt hay trái đắng? (Phần 2)

?Phần 01

  1. Để trả lời câu hỏi đầu tiên: “Vì sao việc đem đầu tư vào hệ thống CNTT để cải thiện năng suất vận hành lại đem lại hiệu suất cao hơn?”, 2 nguồn lực chính mà doanh nghiệp cần tối ưu mà tôi đã đề cập ở trên là vốn và lao động. Với việc đầu tư chi phí CNTT vào cải thiện năng suất vận hành thì khá rõ ràng là nó sẽ làm giảm bớt nhu cầu vốn và giảm bớt nhu cầu về lao động (một phần lớn là lao động giản đơn và có thể một phần là lao động trí óc). Kết quả là hiệu quả trên đồng vốn của doanh nghiệp ưu tiên chi dùng cho CNTT theo hướng này sẽ cao hơn. Đầu tư vào cải thiện năng suất quản trị sẽ hoặc chưa đem lại ngay hiệu quả hoặc là hiệu quả nhỏ hơn đầu tư chi phí công nghệ thông tin trực tiếp vào cải thiện năng suất vận hành.
  2. Việc nhận định của Strassmann có áp dụng với tất cả lĩnh vực không là một câu hỏi khó hơn. Cá nhân tôi nghĩ nó phụ thuộc khá nhiều vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp/ngành nghề cụ thể đó là gì? Với một ngành nghề kinh doanh mà thâm dụng vốn (tài sản cố định hoặc vốn lưu động nhiều) hoặc ngành thâm dụng lao động giản đơn thì có lẽ khả năng cao là việc ưu tiên đầu tư cải thiện năng suât vận hành chắc sẽ vẫn còn ý nghĩa lớn. Tuy vậy với các ngành thâm dụng lao động, đặc biệt là lao động trí óc nhiều hơn thì sao? Với những ngành này thì tôi nghĩ bản thân việc sử dụng hiệu quả trên đồng vốn (ROE, ROIC) có thể là không phù hợp, vì một khi những doanh nghiệp này có lãi thì thường hiệu suất trên đồng vốn rất lớn do kế toán không khi nhận các tài sản lớn nhất của doanh nghiệp đó là tri thức tích lũy.
  3. Hai mươi năm qua những điều gì đã thay đổi? Có lẽ ngoài những điều chúng ta thường nghe về việc công nghệ đã tiến rất xa, máy tính thời xưa giờ đã vừa trong túi quần túi áo thì có một điểm nữa đã thay đổi là thời nay nguồn vốn đã trở thành một thứ hàng hóa cơ bản có thể dễ dàng đi vay, cho vay, thuê hoặc mượn với một mức giá. Mức chi phí công nghệ thông tin của một doanh nghiệp cũng đã tăng đáng kể lên ~3.3% doanh thu (2017). Tuy nhiên các doanh nghiệp trong S&P 500 mà giá cổ phiếu tăng trưởng cao hơn chỉ số ~10%/năm trong 3 năm liên tiếp chỉ bỏ ngân sách cho công nghệ là ~2.47% doanh thu so với mức trung bình nêu trên.

Mỗi nền văn minh, mỗi đất nước, mỗi người chúng ta thì đều đang ở trên một giai đoạn phát triển khác nhau và trên mỗi nấc thang đó thì các lựa chọn đúng có thể không giống nhau. Cái chúng ta cần học là cách lựa chọn chứ không chỉ là kết quả của mỗi chọn lựa.Hơn 20 năm trước ở Hoa Kỳ, và trên thế giới và 20 năm sau đó tại Hoa Kỳ thì việc chi tiêu bao nhiêu % doanh thu cho công nghệ không phải là quyết định thành công của doanh nghiệp. Trước khi áp dụng điều này mỗi người hãy hiểu vì sao công nghệ thông tin đem lại giá trị. Hãy nhớ trong một doanh nghiệp nếu tìm kiếm “giải pháp công nghệ” cho một vấn đề gốc rễ liên quan đến quản trị thì sẽ thường đi tới thất bại.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.amazon.com/Business-Value-Computers-Executives-Guide/dp/0962041327?fbclid=IwAR21VQ9W8q6nKMltlgh8IiNYjqZOYa3GBRvCHD64uJcGpUZTZEe_5x-L6gI
  • https://www.strassmann.com/pubs/cik/cik-value.shtml?fbclid=IwAR1Hq8P-g8aYjgncPoXhhi6o3UiZ6lGaY5D8FGE03KHWgyzdJLpoc3wxDJg#RTFToC21
  • https://www.strassmann.com/pubs/datamation/datamation0297/index.html?fbclid=IwAR3r5SFKmBKKFnf0i7lN90jyIedrBKp_Wz9uz5yrHLbUqfvZeysEN2gq2LA
  • https://deloitte.wsj.com/cio/2018/03/12/it-spending-from-value-preservation-to-value-creation/?fbclid=IwAR117QjLQHieiu5PuTPgiaOoFuxmgGoHkeMwHQScsP2qNqtkinlJ-8f_0Y4#:~:text=Technology%20spending%20as%20a%20percentage,3.28%20percent%20(Figure%201).&text=Certain%20industries%20are%20increasing%20IT%20budgets%20in%20response%20to%20market%20conditions

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *