Tictionary 6: Purchasing Manager Index (PMI)

PMI: Tên đầy đủ là Chỉ số nhà quản trị mua hàng (Purchasing Manager Index). Đây là một leading indicator được sử dụng rộng rãi bởi các nhà kinh tế, chuyên gia phân tích, nhà đầu tư, doanh nghiệp, … để đánh giá về tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai của nền kinh tế.

  • Cách thức đo lường: PMI được đo lường thông qua các survey với rất nhiều nhà quản trị mua hàng (purchasing managers) từ nhiều ngành nghề trong nền kinh tế. Nhà quản trị mua hàng (Purchasing manager) là nhân sự chịu trách nhiệm về đầu vào của một công ty để duy trì hoạt động sản xuất. Do vậy, họ sẽ nắm bắt được các xu hướng về lương nhân công, giá cả hàng hóa, dịch vụ đầu vào, số lượng đơn hàng mới, hàng tồn kho, … Thông qua các bản survey, các purchasing manager sẽ trả lời các câu hỏi về thay đổi sản lượng, số lượng đơn hàng mới, thay đổi giá cả, thay đổi hàng tồn kho, … Dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm có 3 đáp án cao hơn, thấp hơn, trung bình; tương ứng lần lượt với ba thang điểm 1, 0.5, 0 cho mỗi câu trả lời. Các câu trả lời sau đó được cộng dồn điểm, đặt trọng số, lấy trung bình để ra được chỉ số PMI (dao động từ 0 – 100 điểm). Trong đó, mức 50 sẽ là ranh giới để đánh giá nền kinh tế tăng trưởng (trên 50 điểm) hay suy thoái (dưới 50 điểm).
  • Ưu điểm: PMI là chỉ số có thể đo lường biến động của nền kinh tế nhanh chóng hơn những chỉ số kinh tế vĩ mô được công bố bởi chính phủ (đặc biệt là trong những thời kỳ kinh tế biến động mạnh như thời điểm hiện tại). Nhờ đó các ngân haàng trung ương trên toàn cầu có thể dùng PMI để nhanh chóng đưa ra những chính sách tiền tệ kịp thời như cắt giảm lãi suất, QE, …
  • Nhược điểm: Đánh đổi của việc nhanh chóng, kịp thời là tính chính xác và toàn diện. Các bản survey thường sẽ được trả lời bởi những doanh nghiệp lớn hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đôi khi sẽ cảm thấy khó khăn và mất thời gian trong việc trả lời các câu hỏi. Do vậy PMI có thể không phản ánh toàn diện sự thay đổi của những doanh nghiệp vừa và nhỏ – một cấu phần rất quan trọng trong nền kinh tế.

Kết luận: PMI sẽ giúp chúng ta nhìn một cái nhìn nhanh chóng và kịp thời về tình trạng của nền kinh tế. Tuy nhiên để có cái nhìn chính xác hơn về việc nền kinh tế đang tăng trưởng hay suy thoái như thế nào, chúng ta nên nhìn cụ thể hơn theo cấu phần của nền kinh tế, kết hợp đồng thời chỉ số vĩ mô khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *